Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt

Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt bao gồm những gì? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên là Trúc Đào. Theo thông tin tôi được biết thì vừa qua Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến vấn đề này cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định mới thì Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt bao gồm những gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!  0121***

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2018 thì hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt được quy định như sau:

Hồ sơ hoàn thành bảo dưỡng công trình: nội dung, thành Phần hồ sơ theo quy định tại Điều 53 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2015;

Hồ sơ hoàn thành sửa chữa định kỳ công trình: nội dung, thành Phần hồ sơ theo quy định tại Điều 54 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2015;

Hồ sơ hoàn thành sửa chữa đột xuất công trình: nội dung, thành Phần hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2015;

Lý lịch kỹ thuật và sổ kiểm tra theo dõi công trình: mỗi công trình đều phải có lý lịch kỹ thuật công trình và sổ kiểm tra theo dõi công trình (Bản lý lịch kỹ thuật ghi rõ những đặc điểm kỹ thuật và trạng thái chủ yếu của công trình, ghi rõ tình hình diễn biến, thay đổi cấu tạo qua các lần sửa chữa, gia cố, các sự cố đã xảy ra trong quá trình khai thác, các kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm định chất lượng công trình; sổ kiểm tra theo dõi ghi chép các kết quả kiểm tra, theo dõi hư hỏng thường xuyên của từng công trình; Sổ được đóng thành quyển có đóng dấu giáp lai của đơn vị quản lý; mỗi sổ có thể ghi chép cho một công trình hoặc nhiều công trình tùy thuộc Điều kiện thực tế của công tác quản lý công trình; hết năm, đơn vị ghi chép phải gửi sổ về đơn vị quản lý để lưu, kiểm tra, đối chiếu);

Hồ sơ quản lý chung: hồ sơ quản lý chung công bao gồm, bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt; mặt bằng bố trí chung ga đường sắt và trắc dọc rút gọn đường sắt (Bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt: bình đồ duỗi thẳng có tỷ lệ 1/500. Phạm vi lập bình đồ duỗi thẳng: chiều dài theo phạm vi tuyến; chiều rộng tối thiểu hết phạm vi đất dành cho đường sắt và phạm vi các hạng Mục công trình của đường sắt. Bình đồ phải thể hiện đầy đủ các yếu tố bình diện, địa hình, địa vật, các công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn, mốc chỉ giới đường sắt. Bình đồ duỗi thẳng phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan. Mẫu bình đồ duỗi thẳng xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo; mặt bằng bố trí chung ga đường sắt: mặt bằng bố trí chung (tỷ lệ 1/500) thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật, các công trình phụ trợ có liên quan; phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn, mốc chỉ giới; thể hiện đầy đủ các biểu thống kê ghi, kiến trúc tầng trên, đường cong, chiều dài đường ga; mặt bằng bố trí chung phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan; mẫu mặt bằng bố trí chung xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo);

Trắc dọc rút gọn đường sắt: trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt (tỷ lệ cao; dài: 1/200 và 1/1000) thể hiện đầy đủ các yếu tố về bình diện, độ dốc, kiến trúc tầng trên và các công trình phù trợ liên quan; trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan. Mẫu Trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tìm hiểu tại Thông tư 16/2018/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Bảo trì công trình xây dựng
Hỏi đáp mới nhất về Bảo trì công trình xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ai chịu trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng?
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về bảo trì công trình ngầm đô thị được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ trong việc quản lý sử dụng bản vẽ hoàn công quy trình bảo trì công trình đường bộ
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của nhà thầu quản lý trong việc lập quản lý sử dụng hồ sơ trong giai đoạn bảo trì công trình đường bộ
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của nhà thầu, quản lý, bảo dưỡng và khai thác trong viêc bảo trì công trình đường bộ
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường bộ pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí bảo trì công trình đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc thành lập Quỹ bảo trì công trình đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn quỹ bảo trì công trình đường bộ được lấy từ đâu
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung chi của Quỹ bảo trì công trình đường bộ được thực hiện như thê nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo trì công trình xây dựng
Thư Viện Pháp Luật
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo trì công trình xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo trì công trình xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào