Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong các trường hợp sau:
- Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tìm hiểu tại Nghị định 46/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Cách viết thư UPU lần thứ 54: Bức thư gửi loài người từ đại dương hay, ý nghĩa nhất?
- Ngày 14 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 14 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?