Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường trung học phải được xây dựng như thế nào?
Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường trung học phải đáp ứng những yêu cầu về xây dựng theo quy định tại Tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011 về trường trung học - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
6.2.1 Thiết kế chiếu sáng cho các phòng học phải tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 29:1991 và TCXD 16 : 1986. Hệ số chiếu sáng tự nhiên của các loại phòng phải lấy theo yêu cầu để tính toán khi thiết kế.
6.2.2 Phòng học phải đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh về vệ sinh trường học; đảm bảo tiếp cận cho học sinh khuyết tật học tập.
6.2.3 Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Trường hợp cần chiếu sáng nhân tạo nên thiết kế theo phương thức chiếu sáng chung đều, tiến tới ưu tiên sử dụng đèn huỳnh quang có thành phần quang phổ màu trắng làm nguồn sáng.
6.2.4 Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Bắc, Đông Bắc từ phía tay trái của học sinh.
CHÚ THÍCH:
1) Cho phép chiếu sáng bổ sung từ phía tay phải, phía sau nhưng phải đảm bảo phía lấy ánh sáng đó không át ánh sáng chính lấy từ phía tay trái.
2) Không cho phép chiếu sáng từ phía tường bố trí bảng lớp học.
6.2.5 Cửa sổ trong các phòng học phải đảm bảo chiếu sáng theo quy định. Tỷ lệ diện tích cửa sổ trên diện tích sàn từ 1/5 đến 1/6.
6.2.6 Trong các phòng học phải bố trí nguồn sáng thành từng dãy song song với tường có cửa sổ chính lấy ánh sáng, tuyệt đối không để hiện tượng phát tán ánh sáng.
6.2.7 Chỉ tiêu độ rọi tối thiểu và chất lượng chiếu sáng trong các phòng của trường tiểu học phù hợp với TCVN 7114-1 : 2008, TCVN 7114-3 ; 2008 và qui định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Chỉ tiêu độ rọi và chất lượng chiếu sáng trong trường trung học
Loại phòng |
Độ rọi lux |
Mật độ công suất tối đa W/m2 |
Chỉ số chói lóa URG |
Chỉ số hiện màu Ra |
Ghi chú |
Phòng học: |
|
|
|
|
|
+ Chiếu sáng chung |
300 |
12 |
19 |
80 |
Độ rọi ngang trên mặt bàn học |
+ Chiếu sáng bảng |
500 |
20 |
19 |
80 |
Độ rọi đứng chống lóa |
+ Phòng học tin học |
300 |
12 |
19 |
80 |
|
Phòng học bộ môn |
|
|
|
|
|
+ Phòng thí nghiệm |
500 |
20 |
19 |
80 |
|
+ Phòng học các bộ môn khác |
300 |
15 |
19 |
80 |
|
Thư viện: |
|
|
|
|
|
+ Giá sách |
200 |
12 |
19 |
80 |
Độ rọi đứng |
+ Phòng đọc |
300 |
12 |
19 |
80 |
|
Phòng họp |
300 |
12 |
19 |
80 |
|
Phòng hiệu trưởng, phòng hội đồng giáo viên, phòng nghỉ giáo viên |
300 |
12 |
22 |
80 |
|
Phòng giáo dục thể chất hoặc phòng đa năng |
300 |
12 |
22 |
80 |
|
Hành lang, cầu thang |
100 |
4 |
22 |
80 |
|
CHÚ THÍCH: Đối với phòng học bộ môn cần áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp (chiếu sáng đồng đều và chiếu sáng cục bộ). |
6.2.8 Độ rọi trung bình trên mặt phẳng chiếu sáng của các gian phòng không được thấp hơn 10 % so với độ rọi tiêu chuẩn.
6.2.9 Phải thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố ở nhà đa năng. Độ rọi nhỏ nhất của chiếu sáng sự cố phải đảm bảo 1 lux trên mặt các lối đi và bề mặt bậc thang chiếu nghỉ.
6.2.10 Hệ số dự trữ để tính toán chiếu sáng là 1,5 với đèn huỳnh quang và 1,3 đối với đèn nung sáng.
6.2.11 Tăng số lượng bóng đèn lên 8 đến 10 bóng và được mắc theo chiều ngang của lớp học. Hạ thấp độ cao treo đèn để đảm bảo chiếu sáng mặt phẳng làm việc.
6.2.12 Sử dụng các loại bóng đèn có chất lượng, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
Lựa chọn nguồn sáng có nhiệt độ màu phù hợp với khí hậu Việt Nam. Các bóng đèn nung sáng cần có chao đèn và các đèn huỳnh quang cần có máng đèn đề không gây loá và phân bố đều ánh sáng.
Khuyến cáo sử dụng đèn huỳnh quang.
6.2.13 Phòng học bộ môn vật lí, công nghệ được trang bị hệ thống điện xoay chiều (các loại điện áp phổ biến) và một chiều (điều chỉnh 0-24V/2A)
6.2.14 Cần thiết kế hệ thống chiếu sáng bên ngoài cho cổng, lối đi chính, sân, bãi tập và các kho bố trí riêng biệt.
6.2.15 Phòng bảng điện phải bố trí ở tầng 1 thuận tiện cho việc sử dụng và sửa chữa khi có sự cố.
Phải tiếp đất và có hệ thống thiết bị an toàn điện cao.
6.2.16 Ngoài công tắc, cầu chì, cần có thêm 1 hoặc 2 ổ cắm điện để sử dụng khi cần thiết.
6.2.17 Các ổ cắm điện và công tắc điện ở trong các phòng học phải bố trí ở độ cao không nhỏ hơn 1,5 m tính từ sàn và phải có hộp hay lưới bảo vệ.
6.2.18 Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể từng trường, có thể thiết kế hệ thống truyền thanh trong trường học.
6.2.19 Thiết kế hệ thống điện thoại, mạng Internet, hệ thống chuông điện và đồng hồ điện cũng như hệ thống tiếp nhận vô tuyến truyền hình trong trường học khi có điều kiện.
6.2.20 Khi thiết kế lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện phải đảm bảo quy định trong các tiêu chuẩn TCXD 25 : 1991, TCXD 27 : 1991 và TCXDVN 394 :2007. Khi lắp đặt bóng đèn và quạt trần không được làm ảnh hưởng tới độ rọi.
6.2.21 Hệ thống chống sét phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 46 : 2007.
Trên đây là nội dung quy định yêu cầu về việc xây dựng hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường trung học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 8794:2011.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?