Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được áp dụng những hình thức xử phạt hành chính nào về y tế?
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về y tế của Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 92 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về y tế của Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?