Đơn giản hóa thủ tục cấp GCN đủ điều kiện vệ sinh ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao được quy định tại Tiểu mục 1 Mục A Phần XV Phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010 như sau:
- Phân chia đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế thành từng nhóm nguy cơ và mức độ nguy cơ (nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp).
- Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
- Quy định thành phần hồ sơ riêng cho nhóm cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, Bộ Y tế và quy định thành phần hồ sơ riêng cho nhóm cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Cụ thể là:
+ Đối với cơ sở quy mô lớn thuộc thẩm quyền cấp sở, cấp bộ thành phần hồ sơ đơn giản hóa như sau: bỏ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, giấy chứng nhận tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất chỉ cần bản sao có đóng dấu hoặc chữ ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Với các trường hợp cá nhân có bằng đại học hay cao đẳng y, dược, công nghệ thực phẩm… không cần có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm mà chỉ cần mang Bằng tốt nghiệp và bản photo đến đối chiếu, cá nhân ký xác nhận vào bản sao đó;
+ Đối với các cơ sở nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã, thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh; bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm có chữ ký hoặc dấu của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
- Trong mẫu đơn bãi bỏ phần ghi “thành lập ngày…”; “Công suất sản xuất/năng lực phục vụ và số lượng nhân viên”; “Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… (ghi cụ thể mặt hàng, loại hình kinh doanh)”.
- Đối với cơ sở thuộc thẩm quyền của Bộ giữ nguyên thời gian thực hiện là 15 ngày. Đối với cơ sở thuộc thẩm quyền cấp sở, huyện, xã giảm thời gian thực hiện từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc.
- Xây dựng nội dung thẩm định, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao trước khi cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
- Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Quy định rõ việc phân công, phối hợp giữa Bộ Y tế, với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương trong việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2010.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?