Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về vai trò của ngành công nghiệp quốc phòng đối với nền kinh tế đất nước, tuy nhiên một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, Nhà nước có chính sách ra sao đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Mỹ Lệ (0908****)

Ngày 26/01/2008, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008. Theo đó, công nghiệp quốc phòng là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh; là bộ phận của công nghiệp quốc gia.

Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008, được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2009/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, cụ thể sau: 

a) Được Nhà nước đầu tư đủ vốn để hình thành tài sản trực tiếp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; 

b) Được Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, năng lượng đối với nơi chưa có sẵn các hệ thống bảo đảm giao thông và cung cấp năng lượng; 

c) Được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất cần thiết được sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng; được miễn tiền thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về Thuế giá trị gia tăng; 

d) Được hạch toán một số khoản chi phí đặc thù vào giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, bao gồm: chi phí trả lương cho người nghỉ chuẩn bị hưu (trường hợp không được ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc có hỗ trợ nhưng không đủ); chi đảm bảo quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng; 

đ) Được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng và hoạt động kinh doanh bổ sung khi không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được giao, nhưng phải hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; 

e) Được nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền sản xuất quốc phòng trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí; 

g) Được nhà nước xem xét hỗ trợ hai quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng hai tháng lương thực hiện, trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập hai quỹ đó; 

h) Được nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá; 

i) Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt hoạt động trên các địa bàn chiến lược, kết hợp nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp mới nhất về Công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
Hỏi đáp pháp luật
Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc chi trả các chế độ phụ cấp cho người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
Hỏi đáp pháp luật
Kinh phí chi trả phụ cấp thu hút đối với lao động có trình độ cao trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở và lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt về hỗ trợ đầu tư
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được hưởng các chế độ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công nghiệp quốc phòng
Thư Viện Pháp Luật
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công nghiệp quốc phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào