Việc ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển được thực hiện ra sao?
Ngày 27/8/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Việc thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 56 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Cụ thể như sau:
1. Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án hoặc giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài mà có yêu cầu giữ tàu biển thì Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài bắt giữ tàu biển.
2. Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về việc thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Để được kết nạp đảng viên dự bị, người được xét kết nạp phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc đề nghị khen thưởng đảng viên có thành tích xuất sắc đột xuất theo thủ tục khen thưởng đơn giản được quy định như thế nào?
- Đảng viên có vi phạm phải bị kỷ luật Đảng mới được xin ra khỏi Đảng?
- Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định thuộc ngành Giao thông vận tải từ 01/03/2023 gồm những phương tiện, thiết bị nào?
- Có thể kết nạp lại Đảng viên xin ra khỏi Đảng không? Để được kết nạp lại đảng viên cần đáp ứng những điều kiện nào?