Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển
Ngày 27/8/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Theo đó, quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 28 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Cụ thể như sau:
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh này.
Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Tỉnh Đắk Lắk có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Đắk Lắk giáp với tỉnh nào?
- Kỳ kế toán năm 2024 kéo dài bao lâu? Ngày cuối của kỳ kế toán năm 2024 là ngày bao nhiêu?