Nghĩa vụ của bên cứu hộ, bên được cứu hộ đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của bên cứu hộ, bên được cứu hộ đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 22 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, cụ thể như sau:
- Bên cứu hộ có nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện theo thỏa thuận cứu hộ;
+ Tiến hành việc cứu hộ một cách tích cực;
+ Áp dụng biện pháp thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về phương tiện, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
+ Yêu cầu sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết;
+ Chấp nhận hành động cứu hộ của tổ chức, cá nhân cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lý của bên được cứu hộ.
- Bên được cứu hộ có nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện theo thỏa thuận cứu hộ;
+ Hợp tác với bên cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ;
+ Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình được cứu hộ.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nghĩa vụ của bên cứu hộ, bên được cứu hộ đường thủy nội địa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?