Năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 1995 thì năng lực hành vi dân sự cá nhân được hiểu như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định của Bộ luật này thì người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 24 và Điều 25.
Đối với năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được quy định như sau:
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm năng lực hành vi dân sự. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Khen thưởng đảng viên dưới hình thức không theo định kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần tiêu đề? Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần nội dung?
- Mức tiền thưởng đối với đảng viên được khen thưởng theo hình thức khen thưởng định kỳ được quy định như thế nào?
- Để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, việc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ của người hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý thực hiện ra sao?
- Cơ quan nào đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ giáo viên trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp?