Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 12 Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội, cụ thể như sau:
- Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội. Trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại cụ thể nếu thấy cần thiết, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng mức độ đón tiếp và lễ tân.
- Kiến nghị các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, các tổ chức quốc tế khác.
- Chủ trì xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại Quốc hội. Trình cấp có thẩm quyền về hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại Quốc hội, Văn bản trình đồng thời được gửi tới Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao.
- Tổng hợp dự kiến chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; sau đó báo cáo xin ý kiến đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng phụ trách đối ngoại và trình Chủ tịch Quốc hội xét duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các chuyến đi nước ngoài của các đoàn Quốc hội; đón các đoàn Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam.
- Làm đầu mối tiếp nhận và trình duyệt đề nghị của các cơ quan, tổ chức về việc các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp khách quốc tế.
- Chủ trì trình cấp có thẩm quyền và gửi Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao về các vấn đề sau đây:
+ Trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội;
+ Trình Tổng Bí thư xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị công tác tại Quốc hội;
+ Trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội;
+ Trình đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc Quốc hội.
- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, xây dựng và triển khai hoạt động đối ngoại của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam và các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp mới nhất 2024?
- Trong 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (từ 18/12 đến 30/12/1972, Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi nào?
- Mức chi đào tạo đối với cán bộ công chức trong nước được quy định như thế nào?