Mức chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Mức chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:
Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; do tính chất đặc thù trong việc thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Thông tư này quy định một số định mức chi đặc thù như sau:
1. Chi thuê chuyên gia bên ngoài cơ quan hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp có tư cách pháp nhân và độc lập để thực hiện đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá (nếu có). Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyết định căn cứ vào tính chất và nội dung kiểm tra và khả năng nguồn kinh phí trong dự toán được giao.
Mức chi cho chuyên gia làm căn cứ để ký kết hợp đồng trọn gói cho những ngày tham gia kiểm tra tối đa không quá 300.000 đồng/ngày/người; ngoài mức thù lao trên, chuyên gia được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến để thực hiện kiểm tra, tiền tàu, xe (nếu có) theo mức chi quy định về chế độ công tác phí áp dụng đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức thuê các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá với tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật và thanh toán theo giá dịch vụ do tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp.
2. Chi phí lấy mẫu thử nghiệm, chi phí thử nghiệm, giám định, gồm: Chi phí mua mẫu thử nghiệm, chi phí thử nghiệm, giám định, mua dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu, mua nguyên vật liệu thử nghiệm, chi thuê bốc dỡ lấy mẫu, vận chuyển. Các khoản chi này được thanh toán theo thực tế phát sinh hoặc giá nhập khẩu cộng với các loại phí, thuế có liên quan, có đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp thuê bốc dỡ, vận chuyển, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá phải ký hợp đồng với tổ chức và cá nhân để thực hiện. Đối với các trường hợp mua dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho công tác thử nghiệm, giám định phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Việc xác định kinh phí mua mẫu sản phẩm, hàng hoá thực hiện theo nguyên tắc đối với các sản phẩm, hàng hoá đã lưu thông trên thị trường Việt Nam thực hiện thanh toán theo giá thị trường; đối với các sản phẩm, hàng hoá chưa lưu thông trên thị trường thực hiện thanh toán theo mức giá thành xuất xưởng (đối với sản phẩm sản xuất trong nước) hoặc giá nhập khẩu cộng với các loại phí, thuế có liên quan.
Trường hợp mua mẫu thử tại cơ sở kinh doanh không có hoá đơn tài chính; sử dụng vật tư, hoá chất, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công tác kiểm tra không có các định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành thì Thủ trưởng cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá quyết định việc mua mẫu thử, định mức tiêu hao vật tư, hoá chất, nguyên nhiên vật liệu cho các nội dung này và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định.
Trên đây là nội dung câu trả lời về mức chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?