Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế
Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Theo đó, ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Cụ thể như sau:
1. Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
2. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì bên Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
- Lịch thi lớp 10 năm 2025 TP Hồ Chí Minh chi tiết, đầy đủ nhất?