Hình thức và thời gian huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp trong quân đội
Hình thức và thời gian huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp trong quân đội được quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2013/TT-BQP quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó:
1. Huấn luyện cho người chỉ huy, người điều hành công tác sản xuất, kinh doanh, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ như sau:
a) Huấn luyện lần đầu gồm: Nghiệp vụ quản lý kinh doanh; các nội dung quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; phương pháp xây dựng, lập và thực hiện kế hoạch biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp; phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động nổ mìn.
b) Huấn luyện định kỳ bổ sung, cập nhật kiến thức về pháp luật và kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; thời gian huấn luyện định kỳ 02 (hai) năm một lần.
2. Huấn luyện cho đối tượng liên quan trực tiếp đến vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ gồm: Thủ kho, công nhân bốc xếp, bảo vệ, áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn như sau:
a) Huấn luyện lần đầu gồm: a) Các nội dung quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; công tác an ninh, an toàn và vệ sinh lao động; nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
b) Huấn luyện định kỳ bổ sung hoặc bồi dưỡng thêm để người lao động nắm vững các quy định, quy trình công nghệ, nội quy an toàn về vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao do đơn vị, doanh nghiệp tổ chức;
c) Thời gian huấn luyện định kỳ tùy thuộc vào yêu cầu đảm bảo an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của đơn vị, nhưng ít nhất 02 (hai) năm một lần;
d) Người lao động khi chuyển từ công việc này sang công việc khác; khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ sản xuất; sau khi nghỉ làm việc từ 06 (sáu) tháng trở lên, trước khi bố trí làm việc phải được hướng dẫn, huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phù hợp với thiết bị, công nghệ mới và công việc được giao;
đ) Trường hợp thay đổi về điều kiện hoạt động, cơ quan quản lý vật liệu nổ công nghiệp, nơi có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm huấn luyện bổ sung các nội dung liên quan đến việc thay đổi điều kiện hoạt động; kiểm tra, sát hạch và báo cáo cơ quan quản lý để cấp giấy chứng nhận.
Trên đây là tư vấn về hình thức và thời gian huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp trong quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 22/2013/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?