Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự
Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Tiểu mục 18, Mục 2, Phần 3 Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 về việc ban hành quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án do Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính. Thư ký, Chuyên viên có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
-Nội dung công việc bao gồm:
+ Rà soát căn cứ, ra quyết định áp dụng (chấm dứt áp dụng) biện pháp bảo đảm thi hành án; lập biên bản (phong tỏa, tạm giữ...); ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ (nếu có căn cứ); báo cáo kết quả thực hiện cho Thủ trưởng cơ quan.
+ Giao, gửi quyết định, thông báo cho đương sự quyền khởi kiện, yêu cầu cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết.
+ Xác minh làm rõ quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc đề xuất Thủ trưởng cơ quan ký văn bản yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản (trường hợp cần thiết).
+ Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
- Thời hạn thực hiện: Theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản là bao nhiêu?
- 'Thành phố Hoa phượng đỏ' là thành phố nào? Có phải đến năm 2030, Hải Phòng sẽ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt?