Người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định bị xử phạt như thế nào?

Người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định bị xử phạt như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hồng Khanh, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt là bao nhiêu? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (khanh***@gmail.com)

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định) có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Theo đó, Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động quy định về thời giờ lao động đối với người lao động chưa thành niên như sau:

Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Lao động chưa thành niên
Hỏi đáp mới nhất về Lao động chưa thành niên
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động chưa thành niên có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động 16 tuổi đi làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm việc vào ban đêm với những công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi? Thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động chưa thành niên có được làm thêm giờ không? Những công việc nào người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động dưới 18 tuổi có được làm việc tại quán Bar, vũ trường không? Sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi có phải xin phép ý kiến của phụ huynh?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền lợi của lao động chưa thành niên
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động chưa thành niên
Thư Viện Pháp Luật
313 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào