Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
+ Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
+ Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
- Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?