Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thảo Nguyên, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về những hình thức này không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (nguyen***@gmail.com)

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

2. Phạt tiền

a) Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế: Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung phạt tiền được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền.

Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu còn tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn. Mức phạt tiền được áp dụng cho người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.

c) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Thông tư này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

d) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Trên đây là nội dung quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 166/2013/TT-BTC.

Trân trọng!

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương trong việc xử lý VPHC sẽ áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng nào sẽ bị kỷ luật giáng chức trong việc xử lý VPHC?
Hỏi đáp pháp luật
Vi phạm lĩnh vực chứng khoán, có hình thức xử phạt nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức xử phạt chính xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức xử phạt bổ sung xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán
Hỏi đáp pháp luật
Khai báo không đúng nguồn gốc xuất xứ hóa chất bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng gói hóa chất, chế phẩm không đúng xuất xứ đã đăng ký bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu khi sản xuất thực phẩm bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thu gom các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch bị phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
553 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào