Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác tại Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, cụ thể như sau:
- Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
- Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
- Trường hợp chuyển thể từ kịch bản thuộc loại hình sân khấu này sang loại hình sân khấu khác thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
- Trường hợp chuyển thể kịch bản văn học sang ngôn ngữ lời ca đối với loại hình nghệ thuật kịch hát như nhạc kịch (Opera, Operet), thanh xướng kịch (Oratorio) và các thể loại tương tự thì tác giả chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
- Trường hợp tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, múa rối; giao hưởng, nhạc kịch, kịch múa; tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích từ 10% đến 20% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
- Trợ lý biên đạo múa, trợ lý đạo diễn, trợ lý chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm sân khấu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm múa và chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
- Nhạc sĩ phối khí phần nhạc đệm ca khúc có tổng phổ dùng cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc dân tộc hưởng 30% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của ca khúc đó.
- Nhạc sĩ chuyển thể bản nhạc cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc hòa tấu, hoặc các hình thức trình diễn dàn nhạc khác hưởng 35% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của bản nhạc cùng thể loại và quy mô.
- Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc hòa tấu thính phòng, nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc, kịch múa (Ballet), hợp xướng, hợp xướng nhiều chương, đại hợp xướng (Cantata) và các thể loại âm nhạc khác chưa được quy định tại Điều 10 Nghị định này hưởng từ 15% đến 25% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
- Đối với diễn viên, nghệ sỹ biểu diễn trực tiếp, các chức danh nghề nghiệp khác và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác chưa được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này thì bên sử dụng tác phẩm trả thù lao, nhuận bút thông qua hợp đồng thỏa thuận.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?