Xử phạt người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn
Căn cứ theo Khoản 4 và Điểm b Khoản 11 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)
4. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc độc hại, nguy hiểm không đúng mức theo quy định; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn) có thể sẽ bị phạt tiền tùy thuộc vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động có hành vi vi phạm, tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ bị buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?