Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần cho quân nhân, công an nhân dân
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần cho quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân được quy định tại Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời Điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 nêu trên thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời Điểm nghỉ hưu, cộng thêm Khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời Điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
b) Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp, người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời Điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời Điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trên đây là nội dung quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần cho quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 33/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?