Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau thời điểm xuất khẩu
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau thời điểm xuất khẩu được quy định cụ thể như sau:
- Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau nêu tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
- Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau thời điểm xuất khẩu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?