Chiếm hữu tài sản trong trường hợp nào thì được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật?
Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định cụ thể như sau:
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?