Việc đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 thì các trường hợp chấm dứt việc đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật được quy định cụ thể như sau:
- Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Theo thỏa thuận;
+ Thời hạn ủy quyền đã hết;
+ Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự 2015;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
- Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
+ Người được đại diện là cá nhân chết;
+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp chấm dứt việc đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Xin vía Thần Tài là gì? Tại sao gọi là ngày Vía Thần Tài? NLĐ có được nghỉ hưởng lương ngày Vía Thần tài không?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT: Quy định kỹ thuật của gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy?