-
Hợp đồng lao động
-
Kỷ luật lao động
-
Nội quy lao động
-
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
-
Tạm đình chỉ công việc
-
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
-
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
-
Nguyên tắc trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động
-
Xóa kỷ luật giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
-
Tuổi nghỉ hưu
-
Chấm dứt hợp đồng lao động
-
Tranh chấp lao động
-
Cho thuê lại lao động
-
Hợp đồng lao động vô hiệu
-
Thời giờ làm việc
-
Giao kết hợp đồng lao động
-
Tiền lương
-
Thời giờ nghỉ ngơi
-
Thực hiện hợp đồng lao động
-
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt
-
Người lao động
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 thì nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể như sau:
- Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
+ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
+ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
+ Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ Luật lao động 2012;
+ Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ Luật lao động 2012;
+ Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 2012.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Hệ thống thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp phải cung cấp những thông tin gì?
- Nhà hàng có khu vực chế biến thực phẩm xuất hiện côn trùng thì chủ nhà hành bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Hiện nay cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo những loại hình nào? Các hoạt động mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tự chủ là gì?
- Doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ để kết hôn thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Để trở thành viên chức quản lý dự án đường thủy hạng I có bắt buộc phải có bằng đại học không?