Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 thì người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định cụ thể như sau:
- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trên đây là nội dung tư vấn về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Mẫu thông báo về việc xây dựng điểm địa chính trên đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất được giao quản lý năm 2025?
- Đổi nơi nhận lương hưu ở đâu? Thời hạn giải quyết đổi nơi nhận lương hưu là bao lâu từ ngày 01/7/2025?