Quyền, nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 57 Bộ Luật lao động 2012 thì quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được quy định cụ thể như sau:
- Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
- Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
- Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
- Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
- Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Xem Lịch Âm 2148 - Lịch Dương 2148 năm Mậu Thân chi tiết 12 tháng? Năm 2148 là bao nhiêu năm nữa?
- Hướng dẫn tra cứu điểm thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội 2025? Quy định xếp giải thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội lớp 9 như thế nào?
- Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch xin việc?
- Thông tư 29 về dạy thêm học thêm: Giáo viên tiểu học có được dạy thêm bồi dưỡng về nghệ thuật từ 14/02/2025?