Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra

Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thùy hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi có nghe nói sắp tới sẽ có hướng dẫn thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi theo hướng dẫn thì sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành (có hiệu lực ngày 18/03/2018), theo đó: 

1. Trong giai đoạn điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên, cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ công tác điều tra trong trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai so với lời khai đã khai trước đó; Sử dụng, đánh giá chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của bị can, pháp nhân thương mại và đồng phạm khác (nếu có), đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.

2. Kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cũng được sử dụng trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm định vụ án hình sự.

3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể sao chép kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ để phục vụ công tác điều tra.

Trên đây là tư vấn về sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
305 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào