Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội

Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hải hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi có nghe nói sắp tới sẽ có hướng dẫn thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi theo quy định thì bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm; ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành (có hiệu lực ngày 18/03/2018), theo đó: 

1. Hệ thống máy chủ đặt tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do các cơ quan này cử cán bộ chuyên môn quản lý, bảo quản; Hệ thống máy chủ đặt tại cơ sở giam giữ do Cơ quan điều tra có thẩm quyền cử cán bộ chuyên môn của Cơ quan điều tra quản lý, bảo quản. Đối với các phương tiện, thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh di động thì đơn vị nào đang thụ lý, giải quyết vụ án thì đơn vị đó có trách nhiệm quản lý, bảo quản.

2. Kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải được bảo quản lưu trữ đầy đủ tại hệ thống máy chủ để đảm bảo an toàn, bí mật.

Khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án hình sự, giai đoạn truy tố, cán bộ chuyên môn sao chép dữ liệu kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh vào thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu và bàn giao cho cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội bàn giao thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu cùng hồ sơ vụ án phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

3. Trường hợp các vụ án, vụ việc chuyển để điều tra xử lý theo thẩm quyền thì cơ quan chuyển giao vụ án, vụ việc có trách nhiệm chuyển cả thiết bị ngoại vi lưu dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thu thập được cùng với hồ sơ vụ án, vụ việc đến cơ quan tiếp nhận để tiếp tục khai thác, sử dụng và bảo quản, lưu trữ theo quy định của Thông tư liên tịch này. Khi trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, điều tra lại thì các thiết bị ngoại vi lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh cũng được trả lại và bàn giao cùng hồ sơ vụ án hình sự.

4. Việc bàn giao dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải được lập biên bản.

Trên đây là tư vấn về bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm; ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Pháp nhân thương mại phạm tội
Hỏi đáp mới nhất về Pháp nhân thương mại phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân phạm tội?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp nhân thương mại không chấp hành án thì phải làm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp nhân thương mại không chấp hành bản án bị cưỡng chế thi hành thì sẽ phải chịu những chi phí cưỡng chế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh? Cơ quan nào được giao nhiệm vụ thi hành án đối với pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự thực hiện ghi âm; ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn điều tra
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn truy tố
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định hiện hành
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Pháp nhân thương mại phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
473 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Pháp nhân thương mại phạm tội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Pháp nhân thương mại phạm tội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào