Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng chính sách xã hội

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng chính sách xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Long hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng chính sách xã hội. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng chính sách xã hội được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng chính sách xã hội được quy định tại Mục A Phần XVI Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: 

Mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu đối hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau:

- Thủ tục phê duyệt cho vay Dự án “Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng tái thiết Đức (viết tắt là KFW)”: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

- Thủ tục Phê duyệt cho vay đối với thương nhân là cá nhân theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ: (khoản 1 mục II Văn bản số 2479/NHCS-TDSV ngày 04 tháng 9 năm 2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Tờ khai thuế hoặc Quyết toán thuế (đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật).

- Thủ tục Phê duyệt cho vay đối với thương nhân là tổ chức kinh tế hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ mức vay đến 50 triệu: Điều lệ Doanh nghiệp; Điều lệ Hợp tác xã (trừ doanh nghiệp tư nhân); Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; Giấy phép hành nghề (đối với các trường hợp hoạt động thương mại); Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Giấy tờ về đăng ký mẫu dấu, chữ ký và mở tài khoản; Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát; Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập hợp tác xã (đối với Hợp tác xã).

- Thủ tục Phê duyệt cho vay đối với thương nhân là tổ chức kinh tế hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ mức vay trên 50 triệu đến 500 triệu đồng: Điều lệ Doanh nghiệp; Điều lệ Hợp tác xã (Trừ Doanh nghiệp tư nhân); Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; Giấy phép hành nghề (đối với các trường hợp hoạt động thương mại); Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Giấy tờ về đăng ký mẫu dấu, chữ ký và mở tài khoản; Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát; Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập hợp tác xã (Đối với Hợp tác xã).

- Thủ tục Phê duyệt cho vay đối với Hộ gia đình: Giấy báo nhập học.

- Thủ tục Phê duyệt cho vay đối với Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động: Giấy báo nhập học.

- Thủ tục Xử lý xóa nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đối với khách hàng là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự: Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (Tòa án hoặc xác nhận cơ quan y tế cấp huyện trở lên).

- Thủ tục Xử lý xóa nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đối với khách hàng là cá nhân ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần: Giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe (Cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp).

- Thủ tục Xử lý xóa nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đối với khách hàng là cá nhân chết hoặc bị coi là chết: Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc Quyết định tuyên bố chết của Tòa án.

- Thủ tục Xử lý xóa nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đối với khách hàng là cá nhân mất tích hoặc bị coi là mất tích: Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án.

- Thủ tục xóa nợ trong trường hợp khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể: Quyết định phá sản, giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án.

Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng chính sách xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào