Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác
Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác được quy định tại Điều 18 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:
- Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định tại khoản 2 Điều 332 Bộ luật Dân sự thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
+ Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự;
+ Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự.
- Trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản từ bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?
- Ngày vía Quan Âm năm 2025 là ngày nào? Tổng hợp các ngày vía Quan Âm trong năm 2025?
- Đáp án đề minh họa Sinh 2025 thi ĐGNL chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM?
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi ở trường học hay, ngắn gọn 2025?
- Đáp án đề minh họa Vật lí 2025 thi ĐGNL chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM?