Hướng dấn sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám, chữa bệnh

Hướng dấn sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM trong lĩnh vực y tế. Trong quá trình công tác, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh được hướng dẫn sử dụng ra sao? Em có thể tham khảo thêm vấn đề này ở đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Phương Thảo (thao***@gmail.com)

Ngày 14/02/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 05/2014/TT-BYT quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám, chữa bệnh. Theo đó:

- Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng vật.

- Vị thuốc y học cổ truyền (hay còn gọi là vị thuốc đông y) là dược liệu được chế biến, bào chế theo lý luận của y học cổ truyền được sử dụng để phòng bệnh và chữa bệnh.

Hướng dấn sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2014/TT-BYT. Cụ thể như sau:

1. Thuốc được sử dụng cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Được chế biến theo đúng quy định của Bộ Y tế;

b) Việc kết hợp các dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong từng bài thuốc phải phù hợp với lý luận của y học cổ truyền;

c) Có quy trình bào chế cho chế phẩm sản xuất trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông qua của Hội đồng khoa học (nếu có) và trình Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt;

d) Phối hợp phù hợp với các dạng thuốc dùng kèm theo, không có tương tác bất lợi;

đ) Không lạm dụng thuốc.

2. Cách ghi chỉ định thuốc thực hiện theo quy định kê đơn thuốc y học cổ truyền.

3. Lựa chọn đường dùng căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đặc điểm và tính chất của thuốc để ra y lệnh đường dùng thích hợp.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc (nếu có) được khuyến cáo cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh).

5. Đối với dược liệu có độc tính dùng làm thuốc:

a) Phải kiểm soát chặt chẽ về liều dùng, đối tượng dùng, đường dùng và phải được chế biến theo đúng các quy định của Bộ Y tế;

b) Được chỉ định trong điều trị nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hướng dấn sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Thông tư 05/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
228 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào