Quyền, nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì quyền, nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Quyền của người sản xuất
+ Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.
+ Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
+ Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
+ Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
+ Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nghĩa vụ của người sản xuất
+ Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
+ Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
+ Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
+ Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
+ Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.
+ Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.
+ Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
+ Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
+ Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?