Quá trình vận chuyển hàng đặc biệt được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 21/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/04/2018) quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ thì nội dung này được quy định như sau:
1. Tổ chức bảo vệ an toàn hàng đặc biệt trong quá trình vận chuyển từ khi giao, nhận, bốc xếp hàng đặc biệt lên phương tiện vận chuyển; trên đường vận chuyển; đến địa điểm và hoàn thành việc giao, nhận nơi chuyển đến.
2. Thực hiện đúng hành trình vận chuyển hàng đặc biệt, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này; tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không.
3. Không chở người không có nhiệm vụ và bất cứ thứ gì khác không phải là hàng đặc biệt trên phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt, trừ trường hợp gửi vận chuyển hàng đặc biệt trên phương tiện đường thủy nội địa, đường hàng không.
4. Các phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt được ưu tiên khi đi qua các ga, cầu, phà, hầm, đèo, các trạm thu phí và được đi trong giờ cao điểm.
5. Vận chuyển hàng đặc biệt vào ban ngày, trừ các trường hợp sau thì căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí thời điểm vận chuyển hàng đặc biệt cho phù hợp:
a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa;
b) Trường hợp cấp bách nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về an ninh tiền tệ, hoặc để khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và những trường hợp khác cần thiết phải vận chuyển hàng đặc biệt vào ban đêm bằng phương tiện giao thông đường bộ hoặc đường hàng không.
6. Đối với các chuyến vận chuyển nhiều ngày bằng phương tiện giao thông đường bộ thì ban đêm xe chở hàng đặc biệt phải được đưa vào trụ sở cơ quan quản lý hàng đặc biệt tại địa phương hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất và bố trí lực lượng bảo vệ an toàn.
7. Trường hợp cần thiết phải thay đổi thời gian, địa điểm dừng, đỗ trên đường vận chuyển do phát sinh từ việc xử lý các tình huống, sự cố hoặc theo đề nghị của Trưởng đoàn vận chuyển thì Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ trên phương tiện vận chuyển căn cứ tình hình thực tế để quyết định và thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trên tuyến vận chuyển để phối hợp bảo vệ an toàn hàng đặc biệt.
8. Các trạm kiểm soát, các đơn vị tuần tra cơ động thi hành pháp luật trên tuyến vận chuyển không khám xét hàng đặc biệt, xe và các phương tiện đang làm nhiệm vụ vận chuyển hàng đặc biệt trên đường và tại bên cảng, bên tàu, nhà ga.
Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc xảy ra vi phạm pháp luật thi đưa về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất, báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra vi phạm hoặc thủ trưởng cơ quan Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt để có ý kiến chỉ đạo xử lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quá trình vận chuyển hàng đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 21/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?