Chế độ đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 44 Luật tài nguyên nước 2012 thì chế độ đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
+ Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
+ Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
+ Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
+ Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 44 Luật tài nguyên nước 2012 ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật tài nguyên nước 2012 phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật tài nguyên nước 2012 cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
- Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật tài nguyên nước 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?