Quy trình và trách nhiệm của ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất khi khách hàng vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2009/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
a) Thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.
b) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất để ghi trong hợp đồng tín dụng các nội dung về hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật; từ chối các yêu cầu hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật.
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, công ty tài chính chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. Đối với ngân hàng thương mại và công ty tài chính, nếu vi phạm thì bị xem xét trong việc xếp loại hàng năm, bổ sung tăng vốn điều lệ, cấp giấy phép mở rộng nội dung, mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại và công ty tài chính.
d) Áp dụng cơ chế, mức vốn cho vay và lãi suất cho vay thông thường đối với các nhu cầu vay vốn thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
đ) Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó; trường hợp không thu hồi được, thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hoặc khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng vay.
e) Hướng dẫn khách hàng vay để bảo đảm việc vay được thuận tiện, an toàn và đúng đối tượng.
g) Khi thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 chưa đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, thì các ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải tính số lãi tiền vay phải trả của khách hàng và thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Việc tính và thu lãi tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật; thực hiện hạch toán, theo dõi số lãi tiền vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất như sau:
- Hạch toán toàn bộ số lãi tiền vay vào thu nhập theo quy định của chế độ tài chính hiện hành; số lãi tiền vay hỗ trợ lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển được hạch toán vào tài khoản riêng (tài khoản “Các khoản phải thu” – Tiểu khoản: Phải thu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ lãi suất năm 2009 – 2011).
- Có bảng kê (hoặc cơ sở dữ liệu) theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất (khách hàng vay, số tiền vay, thời hạn và lãi suất cho vay, số tiền hỗ trợ lãi suất …) để gửi cho khách hàng vay, phục vụ cho việc theo dõi, thống kê và kiểm toán nội bộ, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
h) Lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất có xác nhận của khách hàng và ngân hàng thương mại, công ty tài chính nơi cho vay (ký tên, đóng dấu) để làm chứng từ kiểm tra, giám sát. Giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất được lập thành 02 bản, 01 bản lưu giữ hồ sơ tín dụng, 01 bản gửi cho khách hàng vay. Giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất được lập từng lần khi thu lãi tiền vay và giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất hoặc lập theo định kỳ hàng tháng phù hợp với thời hạn gửi báo cáo hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với hộ nông dân vay vốn, thì lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất vào tháng cuối của mỗi quý trong thời hạn hỗ trợ lãi suất.
i) Gửi giấy đăng ký kế hoạch và báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Phụ lục 02, 03 và 04 Thông tư này:
- Giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất hàng quý theo Phụ lục 02 Thông tư này và gửi chậm nhất là ngày 10 của tháng đầu quý; giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất quý II năm 2009 gửi chậm nhất là ngày 15 tháng 5 năm 2009.
- Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất hàng tháng theo Phụ lục 03 và 04 Thông tư này và gửi chậm nhất là ngày 10 của tháng liền kề với tháng báo cáo, đảm bảo chính xác và đúng thời hạn.
k) Theo dõi, thống kê kịp thời, chính xác các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất để phục vụ cho việc kiểm toán nội bộ, báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mở các tài khoản hoặc áp dụng hệ thống quản lý thích hợp để hạch toán, thống kê riêng các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất.
l) Lưu giữ hồ sơ các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quy trình và trách nhiệm của ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất khi khách hàng vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2009/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?