Hướng dẫn về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại Luật sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại Luật sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
- Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
Trên đây là nội dung tư vấn về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại Luật sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?