Không lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định bị xử lý thế nào?
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hình thức xử phạt hành vi không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 30 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật.
Mức phạt này đồng thời áp dụng với các hành vi:
- Không lập hoặc lập hồ sơ bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;
- Không lập hoặc lập sổ khám bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật ;
- Không ghi sổ y bạ theo dõi điều trị đối với người bệnh điều trị ngoại trú.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử phạt hành vi không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
- Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
- 02 Thông tư mới về lĩnh vực giáo dục, y tế có hiệu lực từ tháng 3 năm 2025?
- Ngày 3 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống gì? 3 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm?
- Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2025 dành cho những ai? Ai có trách nhiệm tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục?