Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Theo quy định tại Điều 16 Luật thi hành án dân sự 2008, Khoản 9 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được quy định cụ thể như sau:
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật thi hành án dân sự 2008.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Xử lý tiêu hủy phế liệu trong gia công thì có cần báo cáo hải quan không?
- Hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025?