Trình tự giải quyết tranh chấp đất

* Nhà tôi mua đất từ năm 1991, xây nhà từ 1996, năm 2000 được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (sổ đỏ). Bà C. mua đất và xây nhà năm 1999 (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do không đủ diện tích để cấp giấy chứng nhận sử dụng đất). Nhà tôi dài 17m, có làm hàng rào lưới B40 dài 10m (khúc sau nhà), trong giấy chứng nhận sử dụng đất thì ranh giới giữa nhà tôi và nhà bà C. là một đường thẳng. Giữa nhà tôi và nhà bà C. (giữa 2 nhà không có hàng rào) có khoảng đất trống (7mx1m) và nhà tôi đã đổ đất đá để nâng cao nền. Bà C. cho rằng 0,5m của mảnh đất trống là của bà C. (nếu vậy ranh giới đó thành 1 đường gãy, không giống trong sổ đỏ) nhưng trong sổ đỏ nhà tôi bao gồm cả mảnh đất của nhà hàng xóm (mảnh đất này nhà tôi không tranh chấp, vẫn thuộc sở hữu của hàng xóm, không liên quan đến ranh đất tranh chấp của nhà tôi và bà C.). Xin hỏi tôi có quyền căn cứ vào sổ đỏ để xác định đường ranh của nhà tôi và nhà bà C.? Diện tích trong sổ đỏ không khớp với diện tích trong giấy chuyển nhượng đất năm 1991, vậy giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 1991 có còn giá trị pháp lý? Theo điều 135 Luật đất đai năm 2003, UBND xã giải quyết hòa giải tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đơn. Vậy 30 ngày đó có tính luôn thứ 7 và chủ nhật? Nếu cán bộ địa chính cố tình kéo dài thời gian hòa giải thì có vi phạm pháp luật? Xử lý hành vi của nhân viên đó như thế nào? Dung Pham (ptmdung0909@...)

Theo thư bạn trình bày, tôi hiểu thửa đất bạn đang sử dụng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần đất tranh chấp với nhà kế bên đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận của bạn.


Theo quy định của Luật dân sự và đất đai hiện hành, việc tranh chấp của bạn sẽ do tòa án giải quyết. Các thông tin mà bạn nêu trong thư, bạn có thể trình bày với tòa án để làm căn cứ giải quyết.

Về nguyên tắc thì tòa án căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp để giải quyết tranh chấp, trừ khi bên không có giấy chứng nhận chứng minh được rằng việc cấp giấy chứng nhận là sai trái.

Trình tự thủ tục khởi kiện:

+ Hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện: Theo điều 135 và 136 Luật đất đai thì việc tranh chấp đất đai phải được hòa giải cơ sở. Theo đó, một trong các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để yêu cầu hòa giải tranh chấp. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ) kể từ ngày nộp đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

+ Trường hợp các bên tranh chấp không thể hòa giải được hoặc UBND xã, phường, thị trấn không thể tiến hành hòa giải được (do vắng mặt các bên liên quan) thì sẽ lập biên bản và hướng dẫn các bên nộp đơn khởi kiện tại tòa án để giải quyết.

Một trong các bên tranh chấp có quyền làm đơn khởi kiện theo mẫu, nộp cho tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Kèm theo đơn khởi kiện là các chứng cứ và trình bày hợp lý nhằm chứng minh rằng mình là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.

Thân ái chào bạn.

Cafeland.vn - Theo Shlaw

 
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào