Mối quan hệ giữa thanh tra Dược và cơ quan quản lý Dược cùng cấp

Mối quan hệ giữa thanh tra Dược và cơ quan quản lý Dược cùng cấp được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định. Cho tôi hỏi pháp luật hiện hành quy định ra sao về mối quan hệ giữa thanh tra Dược và cơ quan quản lý Dược cùng cấp? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!  Thanh Hằng (hang***@gmail.com)

Ngày 19/7/1993, Bộ Trưởng Bộ y tế ban hành Quyết định 590-BYT/QĐ năm 1993 về Quy chế thanh tra dược. Theo đó, Thanh tra Nhà nước về Y tế chuyên ngành Dược gọi là Thanh tra Dược, là một bộ phận của Thanh tra Nhà nước về Y tế, được tổ chức theo điều 48 và 51 của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế.

Mối quan hệ giữa thanh tra Dược và cơ quan quản lý Dược cùng cấp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Quyết định 590-BYT/QĐ năm 1993. Cụ thể như sau:

1. Thanh tra Dược và các cơ quan quản lý Dược cùng cấp có quan hệ chặt chẽ trong các hoạt động để thực hiện tốt chức năng quản lý ngành Dược.

- Thanh tra Dược Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất và tham gia đóng góp với Vụ quản lý Dược xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản quản lý Ngành Dược. Thông tin thường xuyên về việc thực hiện các văn bản đó.

- Thanh tra Dược được quyền và có trách nhiệm tham dự các hội nghị, hội thảo về Dược để nắm vững chủ trương, kế hoạch và phối hợp thực hiện. Được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về Dược trong và ngoài nước.

- Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ: Vụ trưởng Vụ quản lý Dược, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm , Phó Chánh thanh tra Dược Bộ Y tế xây dựng chương trình kế hoạch để thống nhất chỉ đạo quản lý ngành Dược.

2. Phân biệt phạm vi giữa kiểm tra và thanh tra.

- Kiểm tra là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý Dược và cơ quan kiểm nghiệm nhằm đôn đốc thực hiện và kịp thời phát huy ưu điểm, phát hiện sai lầm, uốn nắn, chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời, quá trình kiểm tra nếu thấy mức độ vi phạm cần xử phạt hành chính cơ quan quản lý Dược và cơ quan kiểm nghiệm chuyển sang Thanh tra Dược xem xét và xử lý.

- Thanh tra là chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra Dược, thanh tra viên Dược hoặc đoàn thanh tra do cấp có thẩm quyền thành lập. Thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do Luật pháp quy định và xử lý theo pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về mối quan hệ giữa thanh tra Dược và cơ quan quản lý Dược cùng cấp. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Quyết định 590-BYT/QĐ năm 1993.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
303 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào