Các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
Theo quy định tại Điều 23 Luật Thương mại 2005 thì các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể bao gồm:
+ Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
+ Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
+ Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
+ Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
+ Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thương mại 2005.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?