Danh mục các bệnh hiểm nghèo để thực hiện chính sách trong quân đội gồm những bệnh gì?
Danh mục các bệnh hiểm nghèo để thực hiện chính sách trong quân đội được quy định tại Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BQP, cụ thể:
1. Các bệnh ung thư
Gồm ung thư các loại đã hoặc chưa được điều trị, phát triển đến giai đoạn cuối (tại chỗ khối u xâm lấn rộng, đã có di căn ở nhiều nơi trong cơ thể, có nhiều biến chứng, thể trạng suy kiệt, nằm một chỗ). Tiên lượng xấu, thời gian sống còn ngắn.
2. Các bệnh hệ thần kinh
- Các tổn thương hệ thần kinh trung ương do nhiều nguyên nhân để lại di chứng không hồi phục: Liệt vận động tứ chi, liệt hai chi dưới, không còn khả năng tự ngồi dậy đi lại được, cơ thể suy kiệt, phải có người chăm sóc y tế thường xuyên liên tục.
- Tình trạng sa sút trí tuệ nặng, mất trí nhớ hoàn toàn, trạng thái mất vỏ não phải chăm sóc y tế liên tục, thường xuyên.
- Mất trí hoàn toàn, trạng thái mất não sau chấn thương sọ não.
- Bệnh Parkinson giai đoạn di chứng, phải có người chăm sóc y tế.
- Động kinh cơn lớn (toàn bộ), cơn rất mau hoặc liên tục.
3. Các bệnh về gan
Xơ gan giai đoạn mất bù: Có cổ trướng mức độ lớn, thường xuyên; biến chứng chảy máu tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, tái phát nhiều lần; hội chứng não - gan - thận; cơ thể suy kiệt nặng, không còn khả năng tự phục vụ.
4. Các bệnh hệ tiết niệu
Suy thận mạn giai đoạn 4 mất bù phải lọc máu chu kỳ từ 12 giờ lọc/1 tuần trở lên, thiếu máu nặng, có biến chứng xuất huyết dưới da, tiêu hóa nhiều lần; cơ thể suy kiệt nặng, cần có người giúp đỡ.
5. Các bệnh chuyển hoá
Đái tháo đường týp I, II giai đoạn cuối, đã có biến chứng nặng ở các cơ quan đích (mắt, tim, thận, mạch máu) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng, cần có người giúp đỡ thường xuyên.
6. Các bệnh hệ hô hấp
Các bệnh phổi mạn tính (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD; khí phế thũng đa tuyến nang týp A; xơ phổi, bụi phổi rộng; lao xơ hang, có BK kháng thuốc) đã chuyển sang giai đoạn mất bù, có nhiều biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp mất bù với những đợt bùng phát nặng, thường xuyên; cơ thể suy kiệt nặng; mất khả năng tự phục vụ.
7. Các bệnh hệ tuần hoàn
Suy tim độ 4 mất bù hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau, không hồi phục khi điều trị; khó thở thường xuyên, không tự đi lại được.
8. Các bệnh hệ cơ, xương, khớp
Bệnh nhược cơ, điều trị không hiệu quả, phải thở máy dài ngày.
Các bệnh khớp đã có di chứng biến dạng và cứng nhiều khớp, hạn chế vận động toàn thân, không đi lại được, mất khả năng tự phục vụ.
9. Hội chứng suy giảm miễn dịch
Nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn có triệu chứng lâm sàng (AIDS), cơ thể suy kiệt nặng.
Trên đây là tư vấn về danh mục các bệnh hiểm nghèo để thực hiện chính sách trong quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 26/2014/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?