Công tác giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Theo quy định tại Điều 5 Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT thì nội dung này được quy định như sau:
1. Nội dung:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, xử lý hành vi có liên quan đến tệ nạn ma tuý và các quy định khác có liên quan.
b) Các khái niệm cơ bản về ma tuý, tình hình phát triển, lây lan và tác hại của tệ nạn ma tuý.
c) Các biện pháp phòng ngừa lạm dụng ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội, biện pháp giảm tác hại, điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc thay thế.
d) Lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử và hành động kiên quyết không tham gia tệ nạn ma tuý.
đ) Ý thức tự giác khai báo về tình trạng sử dụng và nghiện ma tuý và các gương điển hình nỗ lực, quyết tâm từ bỏ ma tuý.
e) Ý thức, trách nhiệm của người học và cán bộ, nhà giáo trong việc phát hiện, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, ngăn chặn tệ nạn ma tuý xâm nhập vào nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Biện pháp:
a) Giáo dục, tuyên truyền thông qua chương trình chính khoá
- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: thực hiện tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma tuý trong một số môn học chính khoá theo chương trình quy định;
- Đối với các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp: thực hiện tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma tuý trong một số môn học theo từng chương trình đào tạo và thực hiện thông qua “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên” đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khoá
- Thực hiện trong chương trình giáo dục ngoỡi giờ lên lớp đối với học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên;
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, chiếu phim, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm với đề tỡi về phòng, chống tệ nạn ma tuý;
- Tổ chức quán triệt trực tiếp, tuyên truyền trực quan hoặc thông qua các ấn phẩm, phương tiện thông tin;
- Tổ chức cho người học tham gia sinh hoạt câu lạc bộ về phòng chống tệ nạn xã hội của nhà trường;
- Tổ chức giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
- Các hình thức giáo dục, tuyên truyền khác.
c) Lồng ghép trong việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành Giáo dục và của địa phương.
Trên đây là nội dung tư vấn về Công tác giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?