Quyền của Chủ nhiệm đề tài thử thuốc trên lâm sàng

Quyền của Chủ nhiệm đề tài thử thuốc trên lâm sàng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quang Phương, tôi sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quyền của Chủ nhiệm đề tài thử thuốc trên lâm sàng được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (phuong***@gmail.com)

Căn cứ theo Mục 5 Chương 3 Hướng dẫn thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 799/QĐ-BYT năm 2008 thì quyền của Chủ nhiệm đề tài thử thuốc trên lâm sàng được quy định như sau:

- Lựa chọn các nghiên cứu viên, lựa chọn Cơ quan chủ trì đề tài (Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng) và cơ quan phối hợp để đề xuất với nhà tài trợ.

- Lựa chọn phòng thí nghiệm đạt GLP theo quy định hiện hành hoặc nếu phòng thí nghiệm chưa có công nhận GLP thì phải được cơ quan quản lý tổ chức thẩm định và cho phép bằng văn bản.

- Được hưởng các quyền lợi chính đáng về tài chính cho nghiên cứu sản phẩm thử thuốc trên lâm sàng, được quyền phân chia trách nhiệm và quyền lợi đối với nhà tài trợ trong nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng. Mọi quyền lợi của Chủ nhiệm đề tài đều được ghi thành văn bản trong thiết kế nghiên cứu và trong hợp đồng nghiên cứu.

- Công bố kết quả nghiên cứu nếu được nhà tài trợ thỏa thuận và ghi bằng văn bản trong hợp đồng nghiên cứu.

- Sở hữu những phát hiện mới về sản phẩm không có trong thiết kết nghiên cứu và hợp đồng nghiên cứu đã được phê duyệt và ký kết.

- Chủ động tổ chức triển khai nghiên cứu, lựa chọn đối tượng, tổ chức theo dõi, giám sát nghiên cứu theo đúng thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu đã được phê duyệt và ký kết hợp đồng.

- Dừng hoặc kết thúc sớm nghiên cứu nếu phát hiện phản ứng bất lợi của sản phẩm nghiên cứu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đối tượng hoặc của cộng đồng.

- Đề xuất những sửa đổi quy trình nghiên cứu đối với Hội đồng Đạo đức nghiên cứu, nhà tài trợ và cơ quan quản lý trong trường hợp cần thiết. Những sửa đổi quy trình nghiên cứu chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Hội đồng Đạo đức nghiên cứu, của nhà tài trợ và cơ quan quản lý.

- Ký các hợp đồng nghiên cứu với các nghiên cứu viên và các cơ quan phối hợp nghiên cứu để thực hiện từng phần hoặc từng mục tiêu của thử thuốc trên lâm sàng và để thực hiện việc chăm sóc y tế cho đối tượng liên quan đến thử thuốc trên lâm sàng (nếu có) trên cơ sở tuân thủ quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu đã được phê duyệt.

Trên đây là nội dung quy định về quyền của Chủ nhiệm đề tài thử thuốc trên lâm sàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 799/QĐ-BYT năm 2008.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào