Các biện pháp quản lý bổ sung đối với sản phẩm, hàng hóa

Các biện pháp quản lý bổ sung đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Minh Thủy, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi cần tìm hiểu quy định về các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Ban biên tập cho tôi hỏi: Các biện pháp quản lý bổ sung đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.          

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2009/TT-BKHCN các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và nhu cầu quản lý, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành văn bản quy định tiêu chí, lựa chọn một hoặc các biện pháp quản lý bổ sung thích hợp dưới đây để áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 hoặc sản phẩm, hàng hóa không thuộc nhóm 2 trong phạm vi được phân công quản lý:

1. Chứng nhận hợp chuẩn

Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm khẳng định sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.

2. Chứng nhận về EMC (Electromagnetic Compatibility)

Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận về EMC do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm khẳng định các thiết bị, hệ thống thiết bị điện,điện tử hoạt động ổn định, không bị nhiễu và không gây nhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người.

3. Chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Sản phẩm, hàng hoá điện, điện tử được chứng nhận về tiết kiệm năng lượng do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện. Trên nhãn sản phẩm cần ghi các thông tin về mức năng lượng tiêu thụ và các quy định cụ thể giúp người sử dụng lựa chọn được sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn so với sản phẩm cùng loại.

4. Chứng nhận sản phẩm được lưu thông hợp pháp (Certificate of Free Sale-CFS)

Sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hoá cấp giấy chứng nhận lưu thông hợp pháp nhằm khẳng định sản phẩm đó đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, môi trường theo quy định.

5. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn ISO 9001

Việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn ISO 9001.

6. Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn ISO 14001

Việc chứng nhận hệ thống quản lý môi trường do tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện nhằm chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn ISO 14001.

7. Dán nhãn sinh thái

Doanh nghiệp thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm, hàng hoá của mình và phải bảo đảm tính trung thực của nhãn.

8. Phiếu an toàn hóa chất

Doanh nghiệp có hóa chất cần vận chuyển phải có phiếu an toàn hóa chất và phải bảo đảm tính trung thực của phiếu này.

9. Chứng nhận hệ thống quản lý khác

a) Đối với sản phẩm thực phẩm, thủy sản, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP, ISO 22000);

b) Đối với sản phẩm dệt may, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội (SA 8000) hoặc hệ thống quản lý về an toàn sức khỏe nghề nghiệp (ISO 18000/OHSAS 18000);

c) Đối với sản phẩm thiết bị y tế, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý về thiết bị y tế (ISO 13485);

d) Đối với sản phẩm ô tô, yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý về công nghiệp ô tô (ISO/TS 16949);

đ) Đối với sản phẩm nông nghiệp, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt GlobalGAP (Good Agricultural Practices) hoặc VietGAP;

e) Đối với sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt GMP (Good Manufacturing Practices), GHP (Good Hygienic Practices);

g) Đối với sản phẩm thú y, yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt GVP (Good Veterinary Practices).

Trên đây là nội dung tư vấn về Các biện pháp quản lý bổ sung đối với sản phẩm, hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2009/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

202 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào