Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2013/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các tài sản bị tổn thất cần xử lý.
2. Báo cáo và kiến nghị của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi xảy ra tổn thất.
3. Tờ trình và Biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.
4. Ngoài các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, đối với từng khoản tổn thất phải bổ sung các hồ sơ sau:
a) Đối với các khoản nợ (gốc và/hoặc lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xóa nợ đối với từng khoản nợ và đối tượng vay cụ thể;
b) Đối với các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Văn bản chỉ đạo, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
c) Đối với các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế: Tài liệu chứng minh việc giảm giá của chứng khoán đã đầu tư và các bằng chứng chứng minh việc tổn thất do các nguyên nhân khách quan như đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể...;
d) Đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành:
- Đối với các khoản phải thu của đối tượng là tổ chức:
+ Trường hợp đối tượng phải thu đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể; trường hợp tự giải thể thì phải có thông báo của tổ chức hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập tổ chức đó;
+ Trường hợp đối tượng phải thu đã ngừng hoạt động và không có khả năng thanh toán: Xác nhận của cơ quan ra quyết định thành lập hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng thanh toán.
- Đối với các khoản phải thu của đối tượng là cá nhân:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng phải thu nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ;
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng phải thu còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ;
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng phải thu đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán.
5. Hồ sơ pháp lý có thể bao gồm các bằng chứng bằng văn bản khác, nếu bằng chứng đó có thể chứng minh được hoặc làm rõ hơn về mức độ tổn thất của tài sản.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?