Các trường hợp nào được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân?
Các trường hợp được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác cấp, đổi, cấp lại, quản lý thẻ Căn cước công dân;
- Công an các đơn vị, địa phương được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an và phòng, chống tội phạm;
- Cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
- Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2016/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Luật Kế toán của Việt Nam qua các thời kỳ?
- Cải cách tiền lương tăng lương cơ sở năm 2025 lên bao nhiêu?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức trong nhà trường năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Gia Lai từ ngày 10/11/2024?
- Đo đạc sai hiện trạng đất đai có bị xử phạt không? Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ khi nào?