Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non công lập được quy định như thế nào?
Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non công lập được quy định tại Điều 3 Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT, cụ thể:
1. Chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng
a) Trước ngày tổ chức xét thăng hạng ít nhất 15 ngày làm việc, Hội đồng xét thăng hạng gửi thông báo danh sách và quy định về hồ sơ cho các giáo viên có đủ điều kiện dự xét thăng hạng để chuẩn bị hồ sơ cá nhân;
b) Trước ngày tổ chức xét thăng hạng ít nhất 01 ngày, Thư ký Hội đồng xét thăng hạng phải hoàn thành công tác chuẩn bị cho kỳ xét thăng hạng; chuẩn bị các nội dung sát hạch đóng gói vào phong bì (hoặc túi) và niêm phong; chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét thăng hạng, như: Danh sách giáo viên tham dự xét có đủ hồ sơ theo quy định; phiếu chấm điểm; mẫu biên bản bàn giao hồ sơ; mẫu biên bản bàn giao kết quả chấm; biểu tổng hợp kết quả chấm; thẻ cho các thành viên Hội đồng xét thăng hạng, bộ phận phục vụ kỳ xét thăng hạng. Thẻ của Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên Hội đồng xét thăng hạng in đầy đủ họ tên và chức danh; thẻ của các thành viên khác chỉ in chức danh.
2. Tổ chức xét hồ sơ
a) Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng hướng dẫn quy chế xét và các nội dung liên quan; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
b) Các thành viên trong Hội đồng tổ chức xét và chấm điểm chung đối với từng hồ sơ và ghi điểm (điểm thành phần và tổng điểm) vào phiếu chấm điểm của mỗi hồ sơ trong đó có cả điểm cộng thêm; từng thành viên ký tên dưới tờ phiếu chấm;
c) Khi chấm điểm hồ sơ, nếu các thành viên xét không thống nhất thì thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét quyết định;
d) Kết quả xét, chấm điểm hồ sơ của từng cá nhân phải được tổng hợp vào bảng tổng hợp kết quả chung có chữ ký của các thành viên xét và bàn giao cho thư ký Hội đồng xét.
3. Tổ chức sát hạch
a) Đối với hình thức làm bài khảo sát: Việc tổ chức làm bài khảo sát phải bảo đảm bố trí tối thiểu 02 thành viên Ban coi sát hạch làm nhiệm vụ giám sát trong một phòng và mỗi phòng bố trí tối đa không quá 25 người;
b) Đối với hình thức phỏng vấn, Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ phỏng vấn cho từng thành viên Hội đồng, tùy vào số lượng thành viên mà chia thành từng nhóm phỏng vấn; số lượng thành viên trong mỗi nhóm phỏng vấn phải có tối thiểu 02 người.
4. Tổng hợp kết quả xét thăng hạng
a) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét thăng hạng của các giáo viên để báo cáo Hội đồng xét thăng hạng;
b) Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định công nhận kết quả xét thăng hạng.
Trên đây là tư vấn về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non công lập. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?