Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước

Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi Hoàng Quân. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng vệ thương mại. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Hoàng Quân (hoangquan*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại thì việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được quy định cụ thể như sau:

Khi xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra xem xét:

- Việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước.

- Các yếu tố khác ngoài việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước sẽ không được xem xét vào ảnh hưởng do hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp gây ra, bao gồm:

+ Khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp;

+ Mức độ giảm sút của cầu tiêu dùng hoặc sự thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;

+ Chính sách hạn chế thương mại;

+ Sự phát triển của công nghệ;

+ Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;

+ Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Hỏi đáp mới nhất về Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Hỏi đáp pháp luật
Việc chấm dứt điều tra vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bản kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc ra kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giám sát thực hiện Cam kết loại trừ bán phá giá đối với vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước khi hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Hỏi đáp pháp luật
Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp sẽ được hủy bỏ thực hiện khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Thư Viện Pháp Luật
807 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào